Lắp đặt camera quan sát cho bệnh viện
– Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh nên thường xuyên tập trung đông người. Việc lắp đặt Camera ở bệnh viện giúp đảm bảo an ninh tại bệnh viện; Giám sát, ngăn chặn cũng như làm bằng chứng khi xảy ra các sự việc ngoài ý muốn. Rất nhiều các vụ mất cắp, lừa đảo, hành hung,… thường xuyên diễn ra cả bên trong và ngoài bệnh viện.
– Ngoài ra, việc lắp đặt Camera tại bệnh viện cũng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh; Nâng cao tinh thần tự giác và làm việc nghiêm túc của tất cả cán bộ công nhân viên. Để người dân có thêm niềm tin vào bệnh viện.
1. Lợi ích của việc lắp Camera tại Bệnh viện
– Giúp các bệnh viện tuyến trên hỗ trợ kỹ thuật online xuống bệnh viện tuyến dưới, cũng như nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật online từ các bệnh viện tiên tiến khác trên thế giới, giúp giảm bớt những sai sót trong chuyên môn.
– Cung cấp các chứng cứ cho việc xác định: bệnh nhân tử vong trước hay sau khi nhập viện, thông tin về bệnh nhân chưa có thân nhân,…
– Giám sát tài sản, quan sát phòng bệnh nhân, ghi hình làm việc của đội ngũ bác sĩ, y tá
– Kiểm soát, quan sát các xe ra vào của người thân bệnh nhân tại bãi giữ xe của bệnh viện.
– Kiểm soát các phòng lưu trữ thuốc, phòng máy chủ, tài liệu văn phòng,…
– Quan sát bãi đậu xe cứu thương, bãi đậu xe ngầm của bệnh viện.
– Tạo ra hệ thống quan sát cho nhân viên bảo vệ để phản ứng ngay lập tức.
– Kết hợp được với các mục đích an ninh của bệnh viện
2. Quy trình lắp đặt camera giám sát cho bệnh viện.
Bước 1: Khảo sát và tư vấn các vị trí lắp đặt hệ thống Camera giám sát, đưa ra các giải pháp thích hợp nhất cho từng vị trí.
Bước 2: Đưa ra số lượng, dòng Camera phù hợp dựa trên giải pháp đề ra.
Bước 3: Thiết kế bản vẽ cho hệ thống.
Bước 4: Thảo luận, đưa ra giải pháp thi công hợp lý và tối ưu nhất, không ảnh hưởng đến hoạt động chung của bệnh viện.
Bước 5: Báo giá cho khách hàng
Bước 6: Ký hợp đồng
Bước 7: Thi công lắp đặt hệ thống.
Bước 8: Kiểm tra lại hệ thống trước khi bàn giao.
Bước 9: Hướng dẫn, bàn giao và nghiệm thu đến các bộ phận liên quan ở bệnh viện về hệ thống camera quan sát.
3. Các vị trí lắp đặt camera giám sát cho bệnh viện.
– Camera tại mỗi vị trí nên có chức năng riêng biệt cho khu vực đó, giúp tăng hiệu quả cho hệ thống.
Cổng ra vào:
– Nên sử dụng loại Speed Dome với khả năng zoom quang học từ 200m-500m và hỗ trợ xoay 360 độ.
– Vị trí lắp camera Speed Dome phải đặt cao, tránh xa tầm phá hoại và phải bao quát được 1 vùng không gian rộng lớn phía ngoài và tại cổng bệnh viện.
Chốt bảo vệ:
– Nên sử dụng Camera có độ phân giải cao, có chức năng nhận diện khuôn mặt, chuẩn chống nước và chống bụi IP67 trở lên
– Ngoài ra, chốt bảo vệ cần được bố trí màn hình theo dõi Camera để đội bảo vệ có thể kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Khu vực bãi đổ xe cho người nhà bệnh nhân
– Sử dụng loại Camera có chức năng nhận diện biển số xe.
– Nếu được lắp đặt trong hầm xe, nên sử dụng loại có chức năng Dark Fighter hoặc Startlight. Độ phân giải từ 4MP trở lên để có thể quan sát tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.
– Nếu được lắp đặt ở nhà xe nên chọn các dòng camera trợ tính năng chống ngược sáng thực WDR để chống chói, đồng thời nên chọn camera có độ phân giải từ 3.0Mp trở lên.
– Nếu có bãi xe ô tô ngoài trời nên kết hợp lắp Camera Speed Dome với các dòng Camera ngoài trời chuyên chống ngược sáng.
– Ngoài ra, tại khu vực xe ra vào nên lắp Camera có độ phân giải cao: Giám sát khu vực ghi số xe vào ra.
Quầy tiếp nhận hồ sơ
– Quầy tiếp nhận hồ sơ, bệnh án: lắp camera thân quan sát cụ thể từng quầy giao dịch, camera lắp cự ly gần, có độ phân giải từ 2.0Mp trở lên.
– Lắp camera dome (dạng cầu) trong nhà để quan sát tổng quan khu tiếp nhận hồ sơ.
Hành lang, lối đi và thang bộ
– Sử dụng Camera dạng thân ngoài trời có độ phân giải từ 2MP trở lên tại các khu vực đi bộ, hành lang, ghế đá, ghế chờ, lối đi thông giữa các khoa khám bệnh.
Thang máy
– Lắp camera Dome (dạng cầu) có góc nhìn rộng. Chọn loại quan sát tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng bằng công nghệ Startlight / Dark Fighter.
– Vì trong thang máy không thể đi dây được, vì thế nên kết hợp với bộ kết nối wifi không dây để kết nối tín hiệu camera về hệ thống.
Sảnh chờ khám bệnh.
– Kết hợp lắp đặt Camera dạng thân và dome, độ phân giải từ 2MP trở lên, hỗ trợ chức năng Startlight / Dark Fighter để quan sát được khu vực khách chờ và khám bệnh. Bởi đây là nơi khá đông đúc nên rất dễ để kẻ gian ra tay trộm cắp tài sản của người nhà và bệnh nhân.
Các phòng khám, chữa bệnh, xét nghiệm, siêu âm,…
– Lắp Camera dạng dome để quan sát bao quát phòng bệnh.
– Camera dạng thân để quan sát các khu vực lối đi bên trong.
Quầy thuốc bệnh viện
– Tại các cửa sổ phát thuốc: bố trí các camera bullet (camera dạng thân) để kiểm soát tốt các giao dịch như nơi phát thuốc, tính tiền, nhận đơn thuốc, ký nhận biên lai,…
– Lắp đặt camera cầu góc nhìn rộng, độ phân giải cao để quan sát toàn khu bên trong nhà thuốc, quầy thuốc.
Các phòng ban chuyên môn khác (chỉ dành cho bệnh viện)
– Một số vị trí phòng ban quan trọng nên được lắp camera cho bệnh viện như: Phòng cấp cứu, Phòng hồi sức, Phòng phẫu thuật, Phòng mổ, tiểu phẫu, chạy thận nhân tạo.
– Yêu cầu về camera phải có những công nghệ như công nghệ Startlight / Dark Fighter (quan sát rõ trong điều kiện ban đêm), công nghệ chống nhiễu 3D-DNR, công nghệ WDR (tác dụng chống ngược sáng thời gian thực), công nghệ camera PTZ, Zoom quang học, ống kính tiêu cự động.
Thông tin của QTC SECURITY
- Liên hệ: Mr.Thắng – 091.58.12456
- Email: camera@qtctech.vn
- Website: https://camerabinhthuan.com/
🏆 CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ QTC TECH
💸 MST: 3401240163
🏡184 Phạm Thị Ngư, Xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết
☎️ Hotline: 094.22.888.94
🌐www.qtctech.vn
🌐www.fb.com/qtc.technology/
⛳️https://g.page/qtcshop
Liên hệ với chúng tôi để có giá tốt: ☎ Hotline: 0888.1983.39 | Fanpage QTC TECH